Các loại màng lọc thông dụng nhất hiện nay

Màng lọc là một loại thiết bị thí nghiệm hữu ích giúp cho con người quên đi nỗi lo nguồn nước ô nhiễm. Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng nhưng chủ yếu trong xử lý nguồn nước sạch, công nghệ vi sinh. Hãy quên đi những vật liệu truyền thống thô ráp như cát, sỏi, sét mà với công nghệ hiện đại đã có các loại màng lọc xuất hiện. Chúng được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhưng tựu trung lại đều có độ bền cao, tính năng hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu màng lọc là gì? Các loại màng lọc thông dụng trên thị trường nhé!


Tìm hiểu khái niệm màng lọc là gì?


rocker
Hình ảnh: Màng lọc hãng Advantec chất lượng tốt

Từ thế kỷ XVIII, đã có sự xuất hiện các khái niệm về màng lọc nhưng vẫn còn ít ỏi hoặc sử dụng rất ít bên ngoài phòng thí nghiệm. Người ta dùng thiết bị này để kiểm tra độ an toàn của nước trong khi có sự manh nha của các tạp chất. Tuy nhiên, do thiếu độ tin cậy, hoạt động chậm mà chi phí cao nên không được khai thác rộng rãi. Phải cho đến năm 1980, việc sử dụng màng lọc đầu tiên trên quy mô lớn là công nghệ lọc vi sinh và siêu lọc. Từ đó, xuất hiện nhiều nhà máy, công ty lớn có kinh nghiệm cùng sản xuất rộng rãi loại thiết bị này.
Có thể hiểu, màng lọc là một tấm vật liệu mỏng và xốp có khả năng tách chất gây ô nhiễm ra khỏi nước khi áp dụng lực đẩy. Chúng được sử dụng phổ biến trong một loạt các ngành công nghiệp. Có thể kể đến như công nghệ sinh học, dược phẩm, sữa, thực phẩm, đồ uống cũng như hoá chất, hoá dầu,…


Các loại màng lọc thông dụng nhất thị trường


rocker
Hình ảnh: Các loại màng lọc được ứng dụng nhiều trên thực tế

Trên thực tế, có nhiều cách phân loại màng lọc dung dịch nhưng chủ yếu vẫn là phụ thuộc vào kích thước lỗ màng tế bào. Theo cách này, chúng được phân chia thành 4 loại chủ yếu: vi lọc (MF), siêu lọc (UF), màng lọc nano (NF) và màng thẩm thấu ngược (RO). Các loại màng này có độ dày khác nhau, cấu trúc đồng nhất hoặc không đồng nhất. Chúng có thể trung tính hoặc bị tích điện, có thể hoạt động hoặc thụ động. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về các loại màng lọc thông dụng nhất thị trường này.
  • Màng vi lọc (MF)

Màng vi lọc có khả năng loại bỏ các loại hạt cao hơn 0,08-2 µm và hoạt động trong khoảng 7 – 100 kPa. Bởi vậy, chúng được sử dụng để lọc các loại chất rắn lơ lửng, các loại vi khuẩn trong nước, các protein và các mảnh vỡ tế bào. Bên cạnh đó, màng vi lọc nước này còn được ứng dụng trong quy trình cuối cùng. Cụ thể như lọc nước ép trái cây, sữa, rượu vang, bia và các loại dược phẩm vô trùng. Đây là một bước xử lý trước để thẩm thấu ngược và khử trùng hiệu quả.
Tuy nhiên, các màng lọc vi sinh này thường hoạt động ở áp suất tương đối thấp chưa phục vụ được đa số đối tượng khách hàng. Một vài cải tiến mới nhất gần đây đó là màng phản ứng sinh học (MBR) kết hợp vi lọc và lò phản ứng sinh học để xử lý sinh học.
  • Màng siêu lọc (UF)

rocker
Hình ảnh: Màng siêu lọc có thể xử lý được nước thải cấp 3

Màng siêu lọc có thể loại bỏ các hạt cao hơn 0,005 – 2 µm và hoạt động trong phạm vi 70-700kPa. Loại màng này được sử dụng cho nhiều ứng dụng tương tự như vi lọc. Một số màng siêu lọc cũng giúp loại bỏ các hợp chất hòa tan với trọng lượng phân tử cao. Ngoài ra, chúng cũng có thể loại bỏ virus và một số nội độc tố. Hiện nay, loại màng lọc này được ứng dụng phổ biến để lọc dầu, nước ép trái cây, chất rắn lơ lửng, dược phẩm, nước thải cấp 3.
  • Màng lọc Nano (NF)

Màng lọc Nano còn được gọi là RO “lỏng” có thể loại bỏ các hạt nhỏ hơn 0,002 µm. Chúng được sử dụng để loại bỏ các thành phần hòa tan được lựa chọn từ nước thải. Loại màng này chủ yếu được phát triển như là một quá trình làm mềm màng. Từ đó, cung cấp một giải pháp thay thế cho việc làm mềm hóa học.
Tương tự như vậy, việc lọc nano có thể được sử dụng làm tiền xử lý trước khi thẩm thấu ngược trực tiếp. Mục tiêu chính của chúng bao gồm việc xử lý công việc:
– Màng lọc vi khuẩn này giảm thiểu các hạt và vi sinh vật bẩn của màng RO bằng cách loại bỏ độ đục và vi khuẩn.
– Ngăn ngừa sự giãn nở bằng cách loại bỏ các ion cứng
– Giảm áp suất vận hành của quá trình RO bằng cách giảm tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS).
  • Màng thẩm thấu ngược RO

Màng lọc thẩm thấu ngược RO thường được sử dụng để khử muối. Đồng thời, RO thường được sử dụng để loại bỏ các thành phần hòa tan khỏi nước thải còn lại sau khi xử lý tiên tiến với vi lọc. Chúng loại trừ các ion nhưng đòi hỏi áp suất cao để sản xuất nước khử ion (850 – 7000 kPa). Với kích thước lỗ màng tế bào cực kỳ nhỏ, chỉ khoảng 0,0001micron nên chúng được ứng dụng vào việc loại bỏ tất các các phân tử hữu cơ và virut. Với nhiều tính năng vượt trội, màng lọc RO được rất nhiều người ưa chuộng nhằm tạo ra nguồn nước tinh khiết nhất.


Kết luận


Với bài viết trên đây, Lab Cường Thịnh hi vọng rằng đã giải đáp cho các bạn 2 vấn đề cơ bản nhất: màng lọc là gì? Các loại màng lọc thông dụng hiện nay? Mỗi loại màng lọc có những ứng dụng riêng nên tuỳ vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi bằng cách truy cập web: labcuongthinh.vn hoặc gọi vào số hotline: 093.131.9988 để được tư vấn và hỗ trợ về màng lọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI093.131.9988